HOTLINE

(028) 38 25 39 39

Đề án 641 và phương hướng hoạt động 3 tháng cuối năm và kế hoạch công tác năm 2016

Đơn vị vận hành: Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại liên hệ: 028. 39. 700. 886

Ngày đăng 05/12/2016

Đề án 641 có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam. Đề án có đối tượng phạm vi rộng, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều Bộ, ngành, địa phương; cần huy động sự tham gia tích cực của cả cộng đồng.

Tuy nhiên, thời gian qua, việc triển khai thực hiện Đề án 641 đạt kết quả chưa như mong muốn, còn nhiều vướng mắc, khó khăn cần được giải quyết kịp thời. Trong thời gian tới, để tiếp tục thực hiện các nội dung đã được phê duyệt nhằm đạt được các mục tiêu của Đề án, đồng thời tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy việc triển khai thực hiện Đề án một cách thiết thực, hiệu quả, Bộ VHTTDL và các Bộ, cơ quan có liên quan cần tập trung thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ.

Theo đó, sau hơn 3 tháng triển khai, các vấn đề mà Phó thủ tướng kết luận đã và đang được thực hiện nghiêm túc, nhanh chóng và bước đầu đã có những kết quả tích cực. Công tác chỉ đạo, điều hành và hướng dẫn thực hiện các hoạt động của Đề án được đẩy mạnh. Văn phòng Ban điều phối đề án là đơn vị cầu nối giữa Ban chỉ đạo trung ương với địa phương đã đôn đốc các tỉnh thành thành lập Ban chỉ đạo địa phương. Tính đến tháng 6 năm 2015 đã có 47/63 tỉnh thành, thành lập được Ban chỉ đạo và xây dựng được chương trình hoạt động khung cho đề án. Một số các tình thành, trong đó có cả thành phố lớn như Hà Nội chưa thành lập được Ban chỉ đạo cũng đã có văn bản giải trình và xin chậm thời gian thành lập vì những lý do khách quan. Dự kiến trong năm 2015, tất cả các tình, thành trên cả nước sẽ hoàn tất việc thành lập Ban chỉ đạo địa phương. Để chuẩn bị cho kế hoạch triển khai trong thời gian tới, Ban chỉ đạo đã chỉ đạo các chương trình thành phần xây dựng kế hoạch hoạt động ngắn hạn, trung và dài hạn với những mục tiêu, chương trình cụ thể. Thành lập đoàn công tác kiểm tra, khảo sát và nắm bắt tình hình thực tế tại 4 tỉnh vùng sâu, vùng xa, gồm: Bà Rịa – Vũng Tàu (huyện Côn Đảo), Đồng Nai, An Giang, Cần Thơ.

Và gần đây nhất, tháng 11/2015, đoàn cán bộ Ban điều phối đề án 641 đã có chuyến công tác tại 4 tỉnh miền núi phía Bắc, gồm: Tuyên Quang, Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái. Theo ghi nhận của đoàn, các địa phương đã chủ động trong việc triển khai đề án, thành lập Ban chỉ đạo địa phương và xây dựng chương trình hoạt động ngắn hạn. Tuy nhiên, do còn lúng túng và chưa nắm rõ được cơ chế hoạt động phối hợp giữa trung ương và địa phương nên việc triển khai còn gặp nhiều khó khăn; nhân sự trong ban chỉ đạo địa phương cũng có nhiều thay đổi dẫn đến việc chỉ đạo, điều hành chưa được đồng nhất… Tuy nhiên những kết quả tích cực đạt được về hoạt động tại các địa phương đã cho thấy đề án 641 đang dần dần đi vào thực tế cuộc sống của người dân. Hầu hết các địa phương đều tổ chức các hoạt động tuyên truyền cho đề án 641 trên hệ thống phát thanh, truyền hình tại địa phương nhằm tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân và xã hội đối với các mục tiêu hoạt động của đề án như tại Cần Thơ, Đồng Tháp, Hải Phòng, Bắc Giang, Kon Tum… Riêng tại Bắc Ninh trong năm 2014 đã tổ chức 1.119 buổi tuyên truyền về công tác y tế 9 (tại các trường tiểu học, trung học phổ thông là 87 buổi, tại các trường chuyên nghiệp là 22 buổi); cổng giao tiếp điện tử của tỉnh Phú Thọ đã đăng tải 15 văn bản của trung ương và địa phương về đề án 641 cùng hơn 500 tin, bài về hoạt động của đề án trên địa bản tỉnh. Bước đầu tổ chức lồng ghép các nội dung của đề án 641 trong các hoạt động của nhiều chương trình tại địa phương như: đề án 704 của Thủ tưởng Chính phủ về “giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt”, chương trình chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và trẻ em dưới 5 tuổi, chương trình mục tiêu quốc gia về dân số và kế hoạch hóa gia đình, chiến lược phát triển thể dục thể thao, cuộc vận động toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại… như tại Đồng Tháp, Hải Phòng, Bạc Liêu, Bình Thuận, Cà Mau… Đặc biệt tại Bến Tre dù chưa thành lập được Ban chỉ đạo đề án 641 nhưng đã duy trì triển khai lồng ghép với đề án phổ cập bơi, phòng chống đuối nước cho trẻ em ở địa phương rất hiệu quả. Chủ động thực hiện thí điểm các hoạt động kiểm tra và hướng dẫn về thể dục thể thao, công tác giáo dục thể chất, thông tin tuyên truyền, y tế, dinh dưỡng trong hệ thống trường học các cấp như tại Cần Thơ, An Giang, Bắc Giang, Quảng Ngãi, Thái Bình…

Một số địa phương cũng đã chủ động xây dựng và triển khai chương trình bữa ăn học đường và sữa học đường đạt hiệu quả tích cực như tại: Hải Phòng, Đà Nẵng, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bình Dương. Đa dạng hóa các hoạt động thể thao trong trường học, các CLB thể thao, đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ thể thao ngoại khóa và phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân. Tiêu biểu như ở Bắc Giang, tính từ năm 2010 đến nay đã xây dựng được 35 nhà tập đa năng, 115 sân vận động, 536 sân tập thể thao; tại Bắc Ninh hiện có 754 CLB thể thao tại các trường, trong đó khối mầm non, tiểu học, THCS là 666 CLB, khối các trường THPT là 73 CLB và khối các trường chuyên nghiệp là 15 CLB. Từ nay cho đến hết năm 2015 và năm 2016, Đề án 641 sẽ tập trung triển nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia tài trợ cho Đề án, đồng thời tăng cường tìm kiếm các nguồn lực xã hội tham gia tài trợ cho Đề án; phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác triển khai thực hiện Đề án 641 của địa phương; đề xuất bổ sung, thay thế thành viên Ban điều phối Đề án… Cụ thể: Đối với chương trình 1: Tư vấn và phối hợp với Bộ Y tế trong việc thành lập Hội đồng khoa học để phê duyệt 15 hoạt động (đề tài khoa học) của Chương trình 1; xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện các hoạt động đã được thẩm định và phê duyệt nhằm xây dựng hệ thống cơ sở khoa học cần thiết cho việc thực hiện các hoạt động tiếp theo của đề án. Tăng cường công tác phối hợp giữa Bộ Y tế và Bộ tài chính trong việc bố trí và triển khai kinh phí thực hiện các hoạt động của Chương trình 1. Đối với chương trình 2: Thúc đẩy công tác phối hợp, thống nhất với các đơn vị, cá nhân tài trợ tổ chức triển khai các hoạt động chăm sóc dinh dưỡng cho các đối tượng của đề án 641; lồng ghép với các hoạt động có liên quan để nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe, chất lượng dân số; sớm hoàn thiện chương trình sữa học đường để cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao thể lực, tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học. Đối với chương trình 3: Tổ chức hướng dẫn các đơn vị liên quan thuộc Bộ VHTTDL, Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT trong việc lồng ghép các nhiệm vụ, mục tiêu của đề án 641 với nhiệm vụ thường xuyên của các đơn vị chức năng; xây dựng chương trình, nội dung làm việc cụ thể giữa Bộ VHTTDL và Bộ GD&ĐT nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường. Bên cạnh đó, Ban điều phối đề án 641 tập trung chỉ đạo chương trình 3 thực hiện các nội dung sau:

- Hoàn thiện Ban chủ nhiệm chương trình đề triển khai hiệu quả các hoạt động của chương trình.

- Duy trì hoạt động khảo sát thực trạng thể dục thể thao trường học, thực trạng phát triển thể chất và sức khỏe học sinh tại 6% các trường học cấp mầm non, tiểu học, phổ thông cơ sở và trung học phổ thông trước hết là tại các tỉnh, thành phố chỉ đạo trọng điểm nhằm cung cấp cơ sở dữ liệu cho việc thực hiện chương trình.

- Xây dựng và hoàn thiện nội dung tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa cho học sinh mần non và tiểu học. Đối với chương trình 4: Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho ác hoạt động của đề án; xây dựng công cụ, phương tiện thực hiện công tác tiếp thị xã hội, phổ biến thương hiệu nhận diện của đề án để phát huy hiệu quả tuyên truyền và giáo dục của đề án.